Vệ sinh công trình
Vệ Sinh Công Trình Sau Xây Dựng Và Quy Trình Thực Hiện Công Việc
Vệ sinh công trình sau xây dựng đóng vai trò quan trọng đối với các nhà thầu trước khi bàn giao công trình, cũng như đối với các chủ đầu tư trước khi đưa công trình vào sử dụng. Vậy quy trình vệ sinh sau xây dựng được thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về công tác chuẩn bị và thực hiện vệ sinh công nghiệp.
Các công việc cần phải thực hiện đối với một căn nhà mới xây dựng:
-
Dọn sạch rác thải xây dựng sau khi công trình hoàn thành. Các vật liệu này được quét, gom gọn và đưa vào các bao để tập kết rác.
-
Kiểm tra vệ sinh hệ thống điện, ống nước để tránh tình trạng tắc nghẽn khi sử dụng cho chủ nhà.
-
Dọn sạch và hút bụi, làm thoáng không khí trong các phòng trước khi bàn giao công trình cho chủ nhà sử dụng.
-
Làm sạch sàn đá, chà ron, đánh bóng viền cửa và vách ngăn.
Quy trình vệ sinh công trình bao gồm hai bước cơ bản: Phần thô và phần tinh.
Phần thô:
- Đây là bước cơ bản trước khi tiến hành làm phần tinh vệ sinh công trình. Phần thô bao gồm việc dọn dẹp phế thải của quá trình xây dựng bị bỏ lại.
Phần tinh:
-
Vệ sinh phần tinh là quy trình quan trọng, mang lại sự hoàn thiện cho công trình xây dựng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ trái sang phải.
-
Làm sạch trần: Quét bụi, lau chùi các máng đèn và các vật dụng trên trần.
-
Làm sạch tường: Quét bụi, lau chùi khung của cửa và các vật dụng trên tường.
-
Làm sạch sàn: Làm sạch bụi bẩn, tẩy sơn, xi, vôi, vữa, keo và các vết bẩn bám trên bề mặt sàn.
-
Hút bụi, chà sàn, tẩy rửa bằng máy chuyên dụng, đánh bóng các loại đá hoa cương và đá granite. Làm sạch sàn đá, chà ron, đánh bóng các viền cửa.
-
Tường gỗ, sàn gỗ: Làm sạch bụi, phủ bóng sàn.
-
Vệ sinh kính trong và ngoài công trình: Làm sạch bụi, tẩy sơn, xi, vôi, vữa, keo bám trên bề mặt.
-
Sử dụng hoá chất làm sạch, cây lau và giẻ mềm, cây gạt kính, cây lau kính chuyên dụng để lau sạch bụi và các vết bẩn như xi măng, sơn bám trên bề mặt ngoài kính và khung nhôm.
-
Sử dụng hoá chất chuyên dụng để làm sạch chất dơ mang gốc dầu mỡ do bụi, khói xe, nước mưa, ô nhiễm môi trường lâu ngày.
-
Sử dụng hoá chất và cây gạt kính chuyên dụng có tính năng làm sạch bề mặt kính và đồng thời làm trung hoà nồng độ pH trên bề mặt kính và khung nhôm.
-
Sử dụng bộ dây đu hoặc dàn giáo chuyên dụng để làm sạch kính trên cao, phía mặt ngoài (tuỳ thuộc vào địa thế và quy mô của công trình).
-
Làm sạch các loại cửa ra vào, cửa sổ và phủ bóng cửa gỗ.
-
Làm sạch cầu thang: Làm sạch, chà bậc thang, lau tay vịn, hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy, phủ bóng tay vịn và bậc cầu thang gỗ.
-
Kiểm tra vệ sinh hệ thống điện, ống nước để tránh tình trạng tắc nghẽn khi sử dụng.
-
Nhà bếp: Lau sạch bụi bẩn bên trong và bên ngoài tủ bếp, lau bệ bếp, bếp và chẩu rửa, vòi nước.
-
Nhà tắm: Lau gương, lau bàn đá, làm sạch bồn rửa mặt, bồn cầu, bồn tiểu cầu, tường, làm sạch sàn, khử mùi và lau cửa.
-
Làm sạch các loại đèn.
-
Làm sạch các công tắc điện và ổ cắm.
-
Làm sạch các loại cổng ra vào và sân để tạo nên không gian thoáng đãng.
-
Làm sạch máng thoát nước, hố ga, sân trước, sân sau và đường hầm.
Quy trình vệ sinh sau xây dựng không chỉ giúp công trình trở nên sáng bóng, hoàn thiện mà còn là bước quan trọng để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho những người sử dụng công trình. Vì vậy, việc thực hiện đúng và đầy đủ các bước trong quy trình vệ sinh sau xây dựng là rất cần thiết.